Cám Ơn Người

Gửi Tôn Nữ Lệ Ba

Lệ Ba ạ ! Nguyễn Du mà sống lại
Chắc ngậm ngùi sao có kẻ tài hoa ?
Học truyện Kiều từ cái thuở mười ba
Nay đầu bạc mới thương người mệnh bạc
Ðọc cuốn sách thấy có con chim hạc
Một đêm buồn bay hót chín tầng cao
Tiếng người ngâm là tiếng hạc đây sao ?
Con hạc trắng của thơ Trung Quốc cổ
Nghe man mác như gió đùa ngọn cỏ
Như ánh trăng ngào ngạt sóng Trường Giang
Nước sông Hương một tối bỗng dưng vaÀng
Chuông Thiên Mụ chợt mơ hồ vẳng tới
Thơ rất cũ mà sao thơ rất mới ?
Có ai ghen bằng được Hoạn Thư chưa ?
Ta ngồi nghe câu chuyện của người xưa
Lại cứ tưởng Hoạn Thư đang trước mặt
À ra thế Hoạn Thư là có thật
Hoạn Thư ghen ta lại rất yêu nàng
Tiếng thơ xưa giờ tức tưởi mang mang
Ghen thành đẹp như tình yêu đôi lứa
Người dựng lại bao nỗi lòng chan chứa
Vì Nguyễn Du thành thật cám ơn người
Người đâu cần đón nhận bó hoa tươi
Người nghệ sĩ của sông Hương núi Ngự
Khi ngâm dứt có thấy lòng ứa lệ
Chữ Ðoạn trường vì thế mới tân thanh !

Hà Thượng Nhân

Gửi Bạn

Phất tay áo rộng cười nghiêng ngửa,
A ha ! Ðời vậy rứa mà thơ.
Từ xa nhau đến bây giờ,
Áo đơn du tử bạc phơ mấy lần ?
Ốm đau, đau ốm, không cần !
Trăm năm thì tiếc cái thân làm gì ?
Nằm nhà nghĩ đến chuyện đi,
Tưởng tầu xuôi ngược cũng vì một ta !
Hỡi ơi ! Trời đất bao la !
Nghiêng mình nhịp thử khúc ca sông hồ.
Học hành, ơ ! Cành khô củi mục,
Dò lòng người trong đục thừa hơi !
Công đâu bàn tán chuyện đời,
Kệ thây thiên hạ trận cười dở dang.
Ví biết vậy giàu sang thêm bận,
Thà đói no túng bấn mà hay,
Thà sinh làm kẻ đi cày,
Ðánh ba chén rượu ngủ quay đầu hè,
Lúc gà gáy te te thức giấc,
Dục thằng con nuốt ậc miếng cơm.
Hoa vườn ngào ngạt hương thơm,
Con ong, cái bướm bờm xơm mặc lòng

Yêu với mến ! Chờ mong, hò hẹn,
Mảnh giấy đào tổ thẹn tình duyên.
Trăm năm giấc mộng, ồ điên,
Tiếng tăm khéo nhử cho phiền lòng nhau.
Giận nước non những cau mày ngược,
Ném thơ vàng dõi bước chinh phu,
Chinh phu ! Chinh phu ! Chinh phu !
Cho ta làm kẻ chinh phu,
Áo loang lổ đỏ, sương mù mịt sa.
Ta tiếc cả ngày qua tháng lại,
Tiếc con đường đứa dại thương thương.
Tiếc cô con gái người Mường,
Tiếc thành thị, bụi bám vương gót giầy,

Ôi!Ta yêu, ta yêu mê say,
Trời đất ơi ! Cho ghì đôi tay !
Thế mà hay ! Thế mà hay !
Dang chân muốn đạp đổ lay đất trời.
Rượu chưa đủ ngấm, ơi lòng lạnh,
Ðời chửa phong trần quạnh quẽ sao ?
Sặc cười cả giọng hát ngao,
Thi nhân kim cổ kẻ nào nữa đây ?
Xa lắm rồi thơ ngây ngày cũ,
Bạn ơi buồn cho lũ chúng ta.
Vời trông giải nước sông Trà,
Cuốc hè ra rả thôi đà chiều hôm.

Giá có bạn ta ôm lấy bạn,
Và hỏi rằng : rượu cạn hay chưa ?
Ngoài kia; lá đổ? Trời mưa,
Bụi reo bãi vắng, dâu thưa cuối bờ.
Vương Xương Linh làm thơ khuê oán,
Dễ tước hầu còn chán người mê !
Nhìn xem lối cũ đi về,
Cuối ghềnh trăng nhạt, bốn bề thanh thanh.
Trời cao trong vắt mây xanh,
Gửi lòng theo tiếng trống thành ngẩn ngơ.
Bạn lòng ơi ! Bóng trơ với bóng,
Góc sông Hương ai ngóng tìm ai.
Bực mình ném bút thở dài,
Thôi không viết nữa, có người sầu thương.

Hà Thượng Nhân
1945

Bên Trời Lận Ðận / In A Corner of Life

Introduction

Ha Thuong Nhan is the pen name of Mr. Pham Xuan Ninh who was born in 1919,in Thanh Hoa Province,Northern Central Viet Nam.He is currently a resident of San Jose city,California,USA.

Although he was once a Lieutenant Colonel in the Army of the Republic of South Vietnam,Ha Thuong Nhan is always a scholar-poet.He has started writing poetry at the very early age.His poems are numbered in thousands and they are beautiful.Among the poet circle,he is dubbed the “Master”,because of his rare memory and talent to compose poems of different topics in a very short time.On the other hand, Ha Thuong Nhan was well known for his critics and satirical essays on several daily newspapers when he was stationed in Sai Gon,the capital of South Vietnam.Ha Thuong Nhan strikes me with his in-dept knowledge in literature and politics besides his patriotism,loyalty to his friends,and integrity.I do regret that Ha Thuong Nhan is so humble a person.He would not want me to translate his poems in the first place.However,at my persuasion,he reluctantly asked me to select just a few.As is available,I have
chosen his “In A Corner of Life(Bên Trời Lận Ðận)” which he composed and stored in memory during the time of prisonment following the fall of South Vietnam.
Hopefully,this humble pamphlet might help the English speaking
public,in general,and younger Vietnamese-Americans,in particular,to know some about the poet Ha Thuong Nhan as well as Vietnamese poesies.

Ngô Ðình Chương
San Jose,California,USA

Ngô Ðình Chương

1. Bài Dẫn
Hà Thượng Nhân

Bạch Cư Dị, hiệu là Lạc Thiên,
bị đổi đi làm quan ở Tầm Dương,
nơi rừng thiêng nước độc.
Một tối mùa thu, tiễn bạn trên bến
Tầm Dương, ông bất chợt nghe tiếng đàn
từ một chiếc thuyền gần đó vẳng lại….
Tìm hỏi ra mới biết người gẩy đàn là một
danh kỹ ở kinh đô, về già lấy một nhà buôn.
Bạch Cư Dị dọn rượu mời nàng gẩy cho nghe.
Tiếng đàn lâm ly, ai oán khiến khách ngồi
trong tiệc thẩy đều rơi nước mắt.

Bên Trời Lận Đận, Hay là :
“Đọc Tỳ Bà Hành tâm sự với Bạch Cư Dị”

“Cùng một lứa bên trời lận đận
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau”.
Bạch Cư Dị

Đây không hẳn là một tập thơ trường thiên.
Trước Tết 1979, một người bạn thơ cùng
cảnh ngộ đem đến cho tôi tập Tỳ Bà Hành
của Bạch Cư Dị. Tôi đọc, lòng bồi hồi xúc
động. Mấy chục năm trước, khi còn là học
sinh trung học, tôi đã được học Tỳ Bà Hành.
Sau này là giáo sư, tôi đã dạy Tỳ Bà Hành.
Tâm sự, cảnh ngộ của Bạch Cư Dị đâu phải là
tâm sự, cảnh ngộ của tôi, nhưng tấc lòng
đắng cay “Bên Trời Lận Đận” kia cũng là tấc
lòng đắng cay của chính mình.
Tỳ Bà Hành chỉ là một cái cớ để tôi nói
lên tâm sự của riêng mình. Bạn đọc sẽ bắt
gặp trong tập thơ này nhiều ý, nhiều câu
trùng hợp, điều đó cũng không quan trọng.
Điều quan trọng là liệu tôi có dựa vào nỗi
lòng của cổ nhân để gửi gấm được chút gì
nỗi lòng của mình chăng ? Liệu những oan
trái mà tôi và các bạn tôi đã trải qua có
thể làm cho người đọc bồi hồi xúc động như
tôi đã bồi hồi xúc động khi đọc Tỳ Bà Hành
chăng ? Từ đó, liệu con đường đi tìm Chân Lý,
đi tìm Sự Thật, đi tìm Lẽ Phải có bớt chông
gai được chút nào chăng ?

Ðàn Ngang Cung

Thi phẩm “Bên trời lận đận” gồm có 3 tập nhỏ :
*Đời không đáng buồn, *Ngày tháng khó quên,
*Việc còn phải làm. Tập 1 có chín bài,
tập 2 tám bài, và tập 3 chín bài, tất cả 26 bài.
Tập 1 tôi viết khi chưa bị biệt giam.
Lời thơ vì thế còn tương đối hiền lành.
Khởi sự viết tập 2 thì tôi bị biệt giam.
Lời thơ do đó đau buồn và đầy uất hận.
Khi được tha về, tôi chép lại tập 1 và
4 bài của tập 2. Đến bài thứ 14,
tôi phải dừng lại. Sợ chép mà lọt
vào tay Cộng sản thì phiền phức.
Tôi ỷ vào trí nhớ của mình, tự hẹn
đợi ngày sang Mỹ sẽ chép hết ra.
Nhưng sang đến Mỹ rồi thì vì bệnh hoạn
và tuổi già, tôi không sao còn nhớ được nữa.
Đành chỉ in những gì còn lại, gọi là ghi lấy
một chút kỷ niệm xưa

Hà Thượng Nhân

Bên Trời Lận Ðận

Ðời Không Ðáng Buồn 1

Bạch Cư Dị ngày xưa đất Trích,
Bến Tầm Dương cùng tịch nghe đàn.
Bao nhiêu nỗi thở, niềm than,
Tiếng Tỳ vừa dứt chứa chan mạch sầu !
Thơ để lại ngàn sau tri kỷ,………
Nỗi đoạn trường nào chỉ riêng Ông ?
Rượu không, tiền bạc cũng không,
Chân cuồng bước quẩn ở trong xó nhà.
Tôi cũng bệnh, lại già hơn Bạch,
Bả lợi danh rũ sạch từ lâu,
Lau vàng, trúc võ thấm đâu, (1)
Đất cằn sỏi đá lạnh thâu đêm ngày.
Vài củ sắn ăn chay suốt tháng,
Một căn buồng, trăm mạng chia nhau.
Mỗi năm cơm sạn vài thau,
Mắt thèm quên cả niềm đau thuở giờ.
Lại diễn lại nước cờ thí tốt,
Lửa oán thù nhóm đốt tình thương.
Ông còn là kẻ hiền lương,
Tôi trong cảnh ngộ bất thường, éo le.
Dẫu có muốn đêm nghe vượn hót,
Hoặc nghiêng chai mình rót cho mình.
Ông như nếu muốn thực tình,
Từ quan về với gia đình làm dân.
Tôi dù muốn chân trần, áo vá,
Bên vợ con nấn ná qua ngày.
Tuổi già sớm dắt trâu cày,
Tối về vui với một bầy trẻ thơ.
Trước trăng gió hững hờ thế sự,
Gần cỏ cây tình tự đôi câu.
Thế nhưng có dễ dàng đâu !
Ông, tôi rõ thật khác nhau muôn vàn.
Đọc thơ Ông canh tàn chẳng ngủ,
Ghen với Ông lại cứ thương Ông.
Ngàn sau dẹp hết gai chông,
Nếu như thế giới đại đồng văn minh.
Có ai nghĩ tới mình, rỏ lệ,
Mà thương cho cái lụy làm người ?
Hay là no ấm tốt tươi,
Hậu sinh chỉ biết học cười cũng nên

(1) Hoàng lô, khổ trúc nhiễu trạch sinh
(Lau vàng, trúc võ nảy mầm quanh hiên)
Tỳ Bà Hành

Hà Thượng Nhân

Ðời Không Ðáng Buồn 2

Ông không đói, không thèm, không khát,
Mỗi khi vui đàn hát tự do.
Gió trăng của sẵn trời cho,
Gặp tri âm cứ chuyện trò thâu đêm !
Lại dong sáp rót thêm rượu quý,…
Dang tay mời túy lúy cùng say.
Mà thơ trăm đắng, ngàn cay,
Thế thì ông hiểu bọn này làm sao ?
Mọi đi đứng, nói chào, thức ngủ,
Phải học hành, tuân thủ từng ly.
Củ khoai, chén bắp, khúc mì,
Còn chưa ấm dạ nói gì bát cơm !?
Tuy cũng có mùi thơm cỏ dại,
Giọt mồ hôi nhễ nhại vai già.
Tối về nhốt kỹ trong nhà,
Của trời trăng gió lại là của ai.

Một tí muối, một vài ngụm nước,
Que đóm con châm thuốc : khó khăn.
Suốt ngày chỉ nghĩ đến ăn,
Thế nhưng vẫn có thơ văn trữ tình !
Vẫn thỉnh thoảng vây quanh giọng hát,
Kề vai nhau bát ngát miệng cười.
Chỉ còn nhìn thấy con người,
Quên mình đang ở giữa nơi lao tù.
Ngoài là kẻ tội đồ bệ rạc,
Trong, tâm hồn mộc mạc thiết tha.
Bạn bè thân thích xót xa,
Người trong cảnh ngộ cứ là thản nhiên.
Khác ông cụ Lạc Thiên họ Bạch,
Sống giữa nơi cùng tịch, thiên nhai.
Người xưa lệ đẫm canh dài,
Ngày nay ta lại hát bài yêu thương.

Đời Không Đáng Buồn 3

Bỗng dưng nhớ Tầm Dương đất Trích,
Ông Lạc Thiên họ Bạch ngày xưa.
Đêm thu nhân buổi tiễn đưa,
Vi lô xào xạc đôi bờ heo may.
Bỗng dìu dặt thoảng bay theo gió,
Tiếng tỳ bà ai đó vừa buông ?
Quanh năm bên chén rượu suông,
Chỉ nghe vượn hú điên cuồng canh thâu.
Người dạo nhạc ở đâu tới đó ?
Khách đa tình thật khó làm ngơ.
Lần theo tiếng nhạc bất ngờ,
Giai nhân tháng đợi, năm chờ là đây.
Người dù chẳng hây hây má phấn,
Chẳng xiêu đình, đổ quán như ai.
Thi nhân lụy một chữ tài,
Còn người : hương sắc tàn phai bẽ bàng !
Kẻ hôm trước ngàn vàng khó kiếm,
Miếng cơm rau đắp điếm tuổi già.
Hôm nay với lại hôm qua,
Đổi thay đến thế, ai mà tiên tri ?
Người trong tiệc khóc vì oan trái,
Hay khóc vì nông nỗi phù du ?
Ngàn xưa thăm thẳm, mịt mù,
Nỗi lòng theo tiếng gió thu vẫn còn !

Đọc vẫn thấy nỉ non, nức nở,
Tưởng lời ai than thở đêm nào.
Tiếng tỳ xé lụa thật sao,
Chẳng nghe mà cũng nôn nao, sững sờ

Ta từ nhỏ mê thơ, thích nhạc,
Đến bây giờ tuổi tác dù cao.
Si mê vẫn giống thuở nào,
Chút tâm sự ấy biết bao nhiêu người !
Đất Nghệ Tĩnh khắp nơi sỏi đá,
Rừng Thanh Chương hoa lá xác xơ.
Gặp người, người những hững hờ,
Trẻ con còm cõi, ngẩn ngơ, lạnh lùng.
Ta nhìn họ vô cùng thương họ,
Quên hẳn mình cảnh ngộ bi thương.
Giam thân trong bốn bức tường,
Lạ chưa ! Lòng vẫn bình thường thản nhiên.
Ôi ! Người lính vốn hiền như Phật,
Sống chỉ lo vừa thật vừa thành.
Coi thường cái bả lợi danh,
Hễ ai nhắc đến đấu tranh, lắc đầu.
Người lính ấy ngờ đâu lại lính,
Để đêm nay bên cánh song hờ.
Gió đông từng trận vật vờ,
Thấy mình với lại người thơ đời Đường.

Cùng một lẽ đoạn trường ấy cả,
Trước thì vay nay trả cho nhau.
Thơ ta gởi lại ngàn sau,
Đời như chưa hết niềm đau oán thù.
Khi đọc đến thổi phù khói thuốc,
Nghĩ thương ta gặp bước chông chênh.
Nhìn ra trời đất mông mênh,
Thuở này cũng nỗi buồn tênh thuở nào !
Ví kẻ ấy, vì sao chẳng rõ,
Lúc cuối năm vò võ xa nhà.
Cũng mê thơ nhạc như ta,
Rưng rưng thương quá Ông Hà Thượng Nhân !
Hỡi người bạn không cần biết mặt,
Cũng không cần là thật hay hư.
Lòng ta dù vẫn riêng tư
Cảnh ta thì cũng y như cảnh người.
Bạch Cư Dị bên trời lận đận,
Chẳng qua vì cái hận công danh.
Tâm kia để lụy đến hình,
Cổ kim chẳng lọt khỏi vành áo cơm.
Nay gần gũi cọng rơm cuộng rạ,
Cỏ cây này có lạ gì đâu !
Phong trần làm ráo lệ sầu,
Thôi ! Rồi nước chẩy qua cầu cũng qua.
Nắng có đốt nhưng hoa vẫn nở,
Sương có gieo, lộc mở cành xuân.
Ta còn bạn hữu quây quần,
Thay ly rượu trắng bằng tuần nước trong.
Còn nguyên vẹn tấm lòng náo nức,
Biết có trăng là thức chờ trăng.
Cùng trăng chẳng được đãi đằng,
Ngoài thềm man mác lòng giăng mắc sầu !
Bạch Cư Dị mày chau, mực cạn,
Khiến hậu sinh vô hạn cảm hoài.
Nòi tình ta vốn cùng loài,
Hỏi ngàn năm tới chờ người giải cho.
Tìm sự thật xin thưa : có dễ ?
Nếu như còn thiên vị chủ quan.
Đúng sai nghĩ lại bàng hoàng,
Sử xanh nào thiếu nỗi oan tầy trời

Hà Thượng Nhân

*

Hà Thượng Nhân và Tô Thùy Yên

Poem #1

Po-Chu-I(1),in the old days,exiled to Chiu-Chang
On Hsun-Yang,in the evening,he was fond of instruments
His pains and complaints went away with the music
Of pi-pa that he felt like a mind solvent
There,his poems have been admired for hundreds of decades
Now,let’s not think that only you had troubles
I have neither wines nor money to feast
Nor can I walk out of this confinement
Momentarily,Sicker and older than Po,I confess
And I am a retiree while you were a Marshal
Yellow reeds and dry bamboos were not so bad
Days and nights here,the arid and rocky land,frozen
For many months,eating maniocs and vegetarian foods
In a small room,the quater for a hundred people
During the year,a few pans of stale rice that mixed
We are so delighted to forget the dire situation
The enemy,of course,realized that we are worthless
Still,hate is the theme of their sermons
Po you were a nice poet
My lot is more uniqe and difficult
Even thogh,listened to nightly monkey’s hoots
Or pouring,by yourself,some wine bottles
If you really had wished for a break
You could be back with your family as a common
My dream is to be bare-footed,worn-out cladded
Day by day beside my wife and children
At old age,in the morning,on a buffalo path
Nightly,to share with the family’s funs
To enjoy moon and winds;is it too much?
Walking to trees and plants as my confidant
Nevertheless,life is not as simple as such
When your plights and mine are quite different
Many evenings,your poems,I read
Then I would have jealousy and compassion
Supposedly,in the next thousand years,gone is injustice
The world is shone by its civilization
Who would think and cry for this poet
For the suffering of the race of human
Or,when people had the comfort and happiness
They might look back and laugh at the ancients
(1)Po-chu-i:A great Chinese poet(772-846)

Poem # 2

You did not have hungers,cravings,thirsts
And could play instruments,singing,as you wished
Enjoy the wind and moon at night
Welcome buddies,and talk without sleeps
You could feed candles and pour more exotic wines
Then cheer them up and drink to excess
Yes,your poems struck bitterness and pains
How could you understand our duress?
Any greeting,the time to bed,all movements
We ought to learn and follow behests
Staple foods:a yam,a manioc,or a bowl of corn
A bowl of rice would be considered as a feast
Although we inhaled the scent of wild leaves
While working,with our bent shoulders’ sweat
At sunsets,we are confined
Winds and the moon are someone else’s treat
Night snacks:some salt anf a few gulps of water
Using embers to light cigarettes is a misdeed
We are thinking of foods all day long
Strangely,our writings and poems are romantic
Sometimes,we gather around a fellow who sings
To enjoy the friendship and warmness
We see in one another as human beings
Forgetting that we are in the pit
Outwards,a bunch of ragged prisoners
Inwardly,our heart and mind are solid
Friends and relatives outside may feel pity
We,the victims,are very quiet
Unlike the ancient poet Po
Who was exiled to a remote seat
He could not control the nightly tears
Here,we are enjoying love songs instead.

Poem # 3

Suddenly,I think of P’en River in Chia Chiang
Where lived Mr.Po whose pen name Lo T’ien
One Autumn evening when he saw off his guests
Walking along whispering reeded bank
Lo! There was music in the whift
By whom,the sound of p’i p’a instrument
For years,he had been drinking in solitude
Listened to crazy monkey’s nightly hoots from the mountains
Now,he wished to find the strange artist
Any romantic person would take that chance
Following the trail,to his very unexpected
A lovely girl in this terrain
Even though she was not gorgeous
Nor she was a magnificient
But,our poet did not care all that
Seeing in the stale flower a real talent
Oh! How wonderful was his good heart
Then,let’s look at this poor person
A different one from the recent past
So changed that no one could envision
The ancient couple had tears for their lovesickness
Or,perhaps,for the shortness of their engagement
Whatever had happened during that distant period
Still we hear in the breath of nowadays’ Autumn
His poems showed sufferings,griefs
That I can imagine the girl’s lament
Her p’i p’a had done the magic
Even today,I ould hear her passion
Likewise,I have been fond of poetry,music
From the young age to this stage of a veteran
I always have the tenderness
Towards plights of fellow human beings
The land of Nghe Tinh is barren and wasted
Thanh Chuong jungle is ruined and spent
People seem to be lacking of the consciousness
Children are malnourished and unemotional
Naturally,I love them very much
Forgetting my own wretched situation
Being confined within the barricade
Somehow,I am not a bit concerned
Alas! This soldier am practicing the Buddha-like kindness
Honesty and trustworthiness are my principles
The profit and fame are frivolous
And I would never resort to the violence
Nevertheless,I could not deny my status
Night after night,looking out to the open
Winterly winds often bring in the coldness
The I compare myself with that poet of T’ang
We both have the same hardship
It seems like an incarnation
If a thousand years later my poems lasted
Would anybody understand my current torment
While smoking cigarettes and reading my pieces
One can not help but pittying for my misfortunes
Out there,the unbounded sky and earth
They look so sad as now and then
I would not know how one gets caught
So far away from home in that year-end
One also loves the poetry and and music
Thus he cries for the poet Ha Thuong Nhan
Well,let me say this to that one I have never met
Or,maybe,there will be no such a fan
Albeit,the sad feeling I nurse
There are many mishaps in this prison
In exile,Po-chu-i was distressed
For he could not get rid of the stature and fame
His ambition was the real culprit
What else,besides frofits and gains?
Personally,I am working on rice paddies to produce
Very intimate to grasses and plants
Eventually,time will bring heal to the shock
The past is past,forever,thence
Sunshines burn,but flowers flourish
Springtime dews will bring buds to stems
Luckily,I have many colleagues
Rounds of water in lieu of wine refreshments
We all still have the spirit
Waiting the moon to rise by its cycles
Although the moonlight is out of reach
Off the veranda,we disconsolately glance
So heavy-heartedly,Po-chu-i expressed
The posterity can feel his emotion
A sentimentalist myself,may I ask
One thousand years later,who could explain
Who could understand this injustice?
It is hard to form an objective opinion
Regardless of how well is one’s thought
Throughout the history,so much maltreatments.

Ngô Ðình Chương

Lại Tri Âm

Cái ông Khổng Minh Gia Cát Lượng
Nằm dài trong xó núi Nam Dương,
Ba lần Lưu Bị ân cần đến,
Cầm quạt lông phe phẩy xuống đường.

Tưởng đâu sự nghiệp càng vinh hiển
Rút cục đi hầu gã Lưu Thiện.
Một người như thế là anh hùng ?
Là lắm mưu cơ, giỏi quyền biến ?

Ví thử em là trang hán tử,
Có chịu làm như gã Khổng Minh ?
Hay vo thời thế bàn tay nhỏ,
Ðem tấm lòng thơ xóa bất bình ?

Em hãy vì ta mang chén rượu,
Tưới lên ngôi mộ Vũ Hầu xưa *
Và rằng : ta biết người buồn lắm,
Một chút danh suông nghĩ cũng thừa !

Ngàn sau người nhỉ ai tri kỷ
Như lúc Giang Ðông khóc cố nhân.
Sao đã có Du còn có Lượng ?
Kẻ thù trời ạ ! Lại tri âm

  • tước của Khổng Minh

Hà Thượng Nhân

HTN Mừng Sinh Nhật HuệThu: Đọc lại thơ cũ

thơ mừng Sinh Nhật của người thơ Huệ Thu

Đã lạnh rồi đây một cõi thơ
Sao chưa mùa Hạ tưởng mùa Thu?

Mồng mười lại đã tháng Ba,
Mừng ngày giỗ tổ cũng là mừng em.
Mây xanh lồng lộng trước thềm,
Áo xưa lại nhuộm trăng thêm màu vàng.
Lại thêm chút nắng muộn màng
Khi nghe Thu lạnh đôi hàng cây phong.
Tại sao vừa mới lọt lòng,
Hoặc ngày giỗ Tổ nằm trong đổi dời?
Mồng Mười, lại đã Mồng Mười,
Tháng Ba lại có con người tên Thu.
Mùa Xuân, mà cũng mùa thơ,
Trăng non ướt đẫm đôi bờ sông Tương.
Nẻo nào về lại Cố Hương?
Nẻo nào chín nhớ, mười thương cũng đành!
Còn đây một mảnh trăng thanh,
Để hương thơm mãi trên cành ngọc lan.
Hiểu rồi: một mảnh hồng nhan,
Phổ câu bạc mệnh cung đàn từ xưa.
Tài hoa không thiếu lại thừa,
Làm sao san sớt cho vừa thế nhân?
Nói xa có nghĩa là gần,
Một lời nói nhớ muôn lần chẳng quên.
Trăng treo cửa sổ phòng bên,
Ở đây nào biết trăng lên thuở nào?
Có ai đứng giữa trời sao,
Hỏi ai ngọn gió lạc vào phòng ai?
Đốt trầm thơm ngát trong ngoài
“Rải hoa đầy đất”* mừng người Bạn Thơ.
Ta từ có Bạn đến giờ,
Lời Thơ lại bỗng bất ngờ thành vui!
“Tóc thơm lừng lựng”** giữa trời,
Trăng bao giờ rớt, cầm chơi bao giờ!
Cầm chơi? Câu chuyện là thơ!
Tiền thân dẫu chẳng Nguyễn Du thuở nào.
Ngàn năm mấy vận tiêu tao,
Thiên Lưu Hương Ký tại sao lại buồn?
Làm sao lại có Xuân Hương?
Làm sao có khúc Đoạn Trường Tân Thanh?
Làm sao cốt nhạc, nòi tình
Chúng mình đâu biết chúng mình gặp nhau?
Người xưa lưu giọt lệ sầu,
Ta lưu gì lại mai sau hở người?
Tháng Ba, giờ lại Mồng Mười,
Hoa đào, môi ấy còn cười gió Đông.
Mà người, người thấy gì không?
Thấy chung nỗi nhớ, niềm mong rã rời!
Thấy chung chén rượu xưa mời,
Bỗng dưng lạnh một phương trời riêng tư!
Trước, au, còn mất là dư,
Nỗi lòng thuở ấy coi như thuở này.
Nâng ly xin rót cho đầy,
Một lần, chỉ một lần say đã hào!
Phải trong câu nói ngọt ngào
Trăm năm một giấc chiêm bao cũng vừa
Người nay cùng với người xưa…

Hà Thượng nhân
San Jose
Mồng Mười Tháng Ba năm 2000

*

Mừng Sinh Nhật

Huệ Thu

Người sinh ở xứ thơ và mộng,
Xứ của hoa đào của nắng Thu.
Xứ của mùa Xuân xanh lá biếc
Của thông buồn bã, của sương mù

Bởi vì Đà Lạt từ muôn thuở
Than Thở hồ chung một giấc mơ
Chính thế cho nên ai chẳng biết
Rằng Thu cũng có nghĩa là Thơ

Rằng Thu từ nhỏ trong lòng mẹ
Đã thuộc Đoạn Trường của Nguyễn Du,
Mà lạ ! Tháng Ba ngày Giỗ Tổ
Mồng Mười trăng sáng đẹp như thơ.

Giở trang tài tử trong thiên hạ
Kim cổ còn ai chẳng ước mơ :
Thơ gửi muôn đời còn kẻ nhớ
Còn người rỏ lệ khóc ngu ngơ,

Người không chìm nổi, không oan khổ
Sao tiếng thơ đau đến bấy giờ !
Ta đọc thơ người ta chợt hỏi :
Đời còn thật sự tấm lòng thơ ?

Cùng chung thời đại, chung lưu lạc
Cùng đứng chung trong một thế cờ.
Ta nghĩ Bá Nha như lá úa
Nếu không bạn với gã tiều phu.

Tử Kỳ ! Tri kỷ tìm đâu dễ
Đâu dễ tìm ra một Huệ Thu ?
Ta thật biết ơn người lắm lắm,
Biết ơn người lắm đó người thơ !

Thơ như xóa được ngàn oan khốc,
Đời dễ gì còn những Nguyễu Du ?
Ta mỗi ngậm ngùi cho tóc bạc,
Lại thương ngàn trước gái Ngu Cơ !

Đời như là mộng ai không biết
Cái lụy tài hoa vẫn đón chờ.
Lục Bát người gom làm mấy tập,
Đọc lên như tiếng mẹ hiền ru.

Ca dao thuở nhỏ ai từng hát,
Lòng vẫn nôn nao thật bất ngờ !
Nhìn lịch trên tường ta chợt nhớ
Mồng Mười Giỗ Tổ Tháng Ba ư ?

Mồng Mười Sinh Nhật người thơ ấy
Ta gửi gì hơn một tiếng thơ ?
Mà tiếng thơ ta chưa dễ đủ,
Hỡi ai tri kỹ tự ngàn xưa.

Cuộc đời ngoảnh lại tuy dâu bể
Một tiếng trăm năm đọc sững sờ.
Giàn lý người trồng bay mấy lá ?
Tưởng như bay mấy mảnh trăng Thu.

Người yêu muôn thú yêu trời đất
Yêu cá, yêu cây ngọn gió đùa…
Ta thấy lòng người như vũ trụ
Ta mừng từ có một người thơ

Ta mừng Sinh Nhật người trân trọng
Xin rót mời nhau chén rượu chờ .

Hà Thượng Nhân

*

Sinh Nhật Mồng Mười Tháng Ba
(gửi ht người có ngày sinh 10 tháng 3)

giỗ tổ mồng mười, nhớ tháng ba,
Ngày vui của nước của muôn nhà.
Sao em sinh giữa ngày vui ấy,
Mà giọt thơ buồn như lệ sa ?
Nếu bởi tài hoa đành mệnh bạc,
Anh về đốt hết cả thi ca !
Nếu vì nhan sắc mà đau đớn
Truyện Thúy Kiều còn giữa chúng ta.
Lạ thật! Hoa không vì bướm nở,
Mây không vì gió thổi la đà,
Sông không vì núi quanh co chảy,
Núi chẳng vì sông nhớ thiết tha.
Ta có tấm lòng tha thiết vậy,
Gần bao nhiêu nữa vẫn còn xa .
Bông hoa em hái thơm cơn mộng,
Mộng đẹp hay là mộng nở hoa ?
Mây trắng đầy trời, Thu đã muộn,
Mối sầu kim cổ rượu nào pha ?
Gặp nhau trên bước đường lưu lạc,
Trăng rớt mùa Thu mái tóc già.
Ai rót mời nhau đêm nhạc ấy ?
Có nghe đáy chén nổi phong ba ?
Thôi rồi ! Ðã hẹn nhau tiền kiếp,
Ngửa mặt nghe vui một tiếng khà !
Ta nắm tay mình nhìn mắt ướt,
“Ngàn Thu danh ấy lẽ tiêu ma” *
Em ơi ! Xuân chẳng hồng trên má,
Sáo trúc say gì một khúc ca ?

*

Những sở thích anh, em biết cả,
Ta vui ta khóc mẹ hiền ta ?
Trời vừa trở lạnh, ta chưa lạnh
Áo vội mua, lòng thật xót xa.
Mẹ ơi ! Con mẹ từ không mẹ,
Câu nói yêu thương hết đậm đà.
Sao thấy lại cùng đôi mắt ấy ?
Mẹ ơi! Trời đất rộng bao la !
Hôm nay con mẹ đang tìm lại,
Giọng mẹ hiền xưa thật mặn mà,
Con cứ tưởng như còn có mẹ,
Hỡi ơi cúc đã mấy mùa hoa ?
Quê nhà mù mịt xa muôn dặm,
Ơi! Nhớ làm sao nắng tháng Ba !
Giỗ tổ mồng Mười con sáo ấy,
Sang sông. Từ đó cũng như là…
Ta không có cả bài thơ nhớ,
Ướp tận lòng đau nỗi thiết tha.
Xin tạ em! Người em mắt biếc !
Tiếng thơ ai đó lại ngâm nga ?
Tạ em ! Giọt nắng chiều Thu tạ,
Dựng lại hình như một mái nhà !
Khói sóng trên sông dù đứt ruột
Chẳng hơn úp mặt khóc quê cha ?
Anh còn gì gửi về em nữa ?
Có Tử Kỳ không hỡi Bá Nha ?

Hà Thượng Nhân

Chào Thiên Niên Kỷ

Chào thiên kỷ mới! Chào năm mới!
Chào những hy vọng thật gần gũi
Con người được những bát cơm ngon
Những manh áo lành được học hỏi
Và xa hơn nữa được Tự Do
Tha hồ viết lách, tha hồ nói
Chúng ta nhìn nhau đầy yêu thương
Không còn giết nhau như lang sói

Hai chữ Tình Yêu sẽ viết hoa
Lòng bao nhiêu tuổi vẫn không già
Thấy lá Thu vàng rơi trước cửa
Thấy ánh chiều Thu vàng bao la
Rủ nhau họp bạn dăm bảy kẻ
Nói chuyện thơ văn chuyện nước nhà
Nghe trong câu nói sao đầm ấm
Sao dịu dàng thay sao thiết tha.

Chào thiên kỷ mới! Chào năm mới!
Chúa đổ máu mình để chuộc tội
Phật bỏ ngai vàng ngồi tòa sen
Con người quanh năm đều mở hội
Việt Nam sẽ ấm tình đồng bào
Năm Trâu con cháu ta về lại

Hát khúc Quan Họ miền Bắc Ninh
Hát Lý Ngựa Ô trên bến bắc *
Cô gái sông Hương núi Ngự Bình
Che nón bài thơ yểu điệu xinh
Miền Trung không còn lụt lội nữa
Ta về trồng lại khoảng rừng xanh
Ta về giọng ngọt nơi Quê Mẹ

Tạ ơn những tấm lòng mông mênh
Tạ ơn những thẻ an sinh cũ
Tạ ơn Hoa Kỳ thật trù phú
Tạ ơn những tiếng nói như chim
Tạ ơn cặp môi xinh thiếu nữ
Tạ ơn hoa cỏ đẹp như mơ
Tạ ơn chúng ta còn làm thơ
Còn nhớ Xuân Hương nhớ Nguyễn Du
Còn nhớ hiền nhân nơi rừng trúc
Ðánh ván cờ tiên chờ trăng mọc
Chờ ngọn gió hiền trên núi cao
Phất tay áo rộng cúi lưng chào
Chào anh, chào chị chào nhân loại
Chào cỏ cây cho miếng ngọt bùi
Về nghe chim hót bên bờ dậu
Thấy lúa đầy sân, sao đầy trời
Thấy tiếng chèo xưa vang dội lại
Thấy những Tây Thi những Phạm Lãi
Không cần phải đọc sách Liêu Trai
Vẫn thấy tình yêu thơm đôi môi
Em nói đi em! Trong tự điển
Chao ôi! Chữ tình nghĩa sao linh hiển
Có phải ngàn năm bát ngát Xuân
Chẳng quen mới gặp đã ân cần

Chào thiên kỷ mới! Chào năm mới!
Chào những hy vọng đang le lói
Cuộc đời chỉ còn những câu thơ
Quê ta trăng sáng ngập đôi bờ
Quang Dũng không còn Tây Tiến nữa
Chùa Hương vàng rực một rừng mơ
Tiếng mõ canh trường gõ ngẩn ngơ…

Hà Thượng Nhân

*
Bac: tiếng Pháp nghĩa con đò.
Người miền Nam quen gọi thành tên luôn

Kính chào Kémoularia

Kính chào Kémoularia
Sứ giả tự do
Tiếng nói của con người đau khổ.
Chúng tôi ra đi
Vượt Trường Sơn hiểm trở,
Lấy tay yếu cản đè sóng dữ,
Không cần sống, chỉ cần dân chủ,
Tìm về thế giới tự do
Ở đâu áo ấm cơm no ?
Trăng Thu rung mãi tiếng hò nhặt khoan.
Chúng tôi khinh nguy nan,
Tìm tấm lòng cởi mở.
Lúc gặp nhau vui mừng hớn hở,
Dù mới quen như biết từ lâu.
Mời nhau này một miếng trầu,
Chuyền tay vê điếu thuốc lào cũng vui.
Chúng tôi đổ mồ hôi,
Nâng niu từng tấc đất,
Mỗi tấc đất là tấc lòng tấc ruột,
Là máu xương, là sự nghiệp ông cha.
Mà nay lìa cửa, lìa nhà,
Bởi say ánh sáng, chẳng thà thiêu thân.
Năm châu triệu triệu bước chân,
Của chúng tôi : Những người dân cần cù.
Ơi Tây Ðức mịt mù thăm thẳm,
Ơi Nam Dương ngàn dặm, héo hon !
Bốn phương giang mắc núi non,
Lưới nào bủa được cánh con chim trời ?
Ơi Tây Tạng, những lời nói ngọt,
Tại làm sao chẳng lọt vào tai ?
Ơi Hung Gia Lợi anh tài,
Nắm tay thành bức tường dài : chúng ta,
Kính chào Kémoularia,
Kính chào Liên Hiệp Quốc.
Phẩm giá con người từ lâu nhơ nhuốc,
Chúng tôi đi để chuộc lấy linh hồn.
Rồi những bình minh, rồi những hoàng hôn,
Chợt tỉnh lại ngoảnh về đất Bắc,
Thương cha mẹ đày trong gót giặc,
Nhớ từng lối cỏ bờ tre,
Mùa nào lúa chín đỏ hoe,
Mùa nào gió trở se se, hỡi mình ?
Nếu lấy sống làm vinh,
Chúng tôi không sống nhục.
Chỉ có một cực hình,
Là cúi đầu gục mặt.
Chúng tôi đi, bởi không cam què quặt,
Không học theo lang sói sủa quân thù,
Rạch Cái Sắn thành khoai, thành đỗ,
Rừng cao nguyên thành lúa, thành cơm,
Ðánh tranh gìn giữ cọng rơm,
Ở đây tưởng thấy mùi thơm quê nhà.
Ơi Kémoularia !
Biết lấy chi làm quà,
Trao vào tay sứ giả ?
Xin cho gửi niềm thống khổ,
Mồ hôi nước mắt tin yêu.
Xin cho gửi lời chào,
Những ai cùng cảnh ngộ,
Tiếng nói chúng tôi dù rằng bé nhỏ
Nhưng là tiếng nói can trường.
Nhờ tình yêu dẫn lối đưa đường
Hòa trong tiếng những người “đồng chí”.
Chúng tôi viết giữa không gian hùng vĩ,
Giữa lòng thế kỷ hai mươi :
“Chúng tôi là người,
Chúng tôi muốn làm người.”
Hỡi Kémoularia,
(trích trong tập thơ CHÂN TÂM do Ðỗ Kế Hoàn sưu tập trang 23)

Bài thơ này không viết theo một thể thơ nhất định nào. Nó là phối hợp nhiều thể thơ nhưng là một bài thơ.

Gửi Anh Ðặng Văn Chiêu

Tôi nhờ báo Ngày nay đăng tải
Ông Chiêu ơi ! Có phải là ông
Những ngày ngoài Bác nhớ không ?
May mà cải tạo còn trông thấy về
Nhìn ảnh ông không hề lầm được
Nhớ lúc xưa xuôi ngược tìm đường
Ai ngờ thời buổi nhiễu nhương
Gặp ông ở chốn văn chương thế này
Thật chẳng hẹn mà nay gặp lại
Tuy tuổi già hiện tại còn gân
Cho nên tôi ước một lần
Gặp ông kể chuyện xa gần ông nghe
Tuy chưa thế thì e cũng sớm
Nhưng ông khôn, khôn gớm nghe ông
Tuổi hưu tháng có ngàn đồng
Tha hồ du lịch đi Ðông đi Ðoài
Tưởng chết dập, chết vùi rồi chứ
Ai ngờ đâu mình cứ phây phây
Lại còn sang Mỹ, sang Tây
Ô tô cứ lái tối ngày phom phom
Bằng vào ảnh ông nom còn khỏe
Và dĩ nhiên còn trẻ hơn tôi
Bao giờ rảnh rỗi dở hơi
Lên Jose thử thăm chơi bồ tèo
Tuy già lão không nghèo là mấy
Tháng bảy bò vẫn thấy ung dung
Jose ấm áp vô cùng
Tưởng như mình ở mấy vùng Việt Nam

Hà Thượng Nhân

Xuân Giáp Thân

TÔN THẤT XỨNG : Xướng

Tôi gởi cho em lời chúc xuân
Giáp Thân năm mới đẹp vô cùng
Khắp trời chim hót, đào mai tiếu
Hớn hở như ngày gặp cố nhân.

Nón Huế che vai, áo ngự hàn
Em cùng thiên hạ đón xuân sang
Yêu em tôi tập làm thi sĩ
Dựa má kề môi dệt mộng vàng

Tôi sẽ đưa em dạo phố phường
Lên đồi Vọng Cảnh ngắm tà dương (1)
Quay về Thượng Tứ xem sen nở (2)
Áo lụa tóc thề ngát vị hương

Và sẽ cùng em đi chợ hoa
Tìm hoa màu tím giữa muôn hoa
Nhìn sông Hương với con đò trắng (3)
Chở bóng trăng về bán chợ xa

Ðêm tối thắp hương khấn nguyện cầu
Ba miền đất nước hết thương đau
Mừng xuân từ đất Nam Quan ải (4)
Ðến Thuận Hóa và mũi Cà Mau. (5)

(1) Vọng Cảnh = Một đồi trên bờ sông Hương, cách châu
thành Huế 7km, chung quanh gò đống nối nhau như sóng cuộn.
(2) Thượng Tứ = Cửa Thượng Tứ đi vào Thành Nội ở Huế.
(3) Hương Giang = Con sông chảy ngang
kinh thành Huế, có 2 nguồn tả trạch và hữu trạch.
(4) Nam Quan ải = Ải Nam Quan nằm trên biên giới
ngăn cách Trung Hoa và nước Việt Nam ta.
(5) Thuận Hóa = Nguyên là 2 châu Ô và Rí của Chiêm
Thành do vua Chế Mân dâng cho vua Trần Anh Tông
năm Bính Ngọ (1306). Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng
trấn đóng đất nầy, dựng lên nghiệp đế nhà Nguyễn và
lấy làm kinh đô. Năm 1801 vua Gia Long đổi tên là Huế.
Cà Mau = Doi đất ở cực Nam nước Việt.

*

HÀ THƯỢNG NHÂN : Họa

Mỗi năm trời đất mỗi còn xuân
Nỗi nhớ ngày xưa vẫn chẳng cùng
Tóc bạc dễ quên ngày tuổi trẻ
Ai quên cho được bóng giai nhân.

Ấm no càng nhớ buổi cơ hàn
Thừa Phủ đò xưa cất bước sang
Thi sĩ nếu không còn tưởng nhớ
Mùa thu sao nắng lại thêm vàng ?

Huế xưa mấy phố cộng bao phường ?
Vọng Cảnh trên đồi bóng tịch dương
Thượng Tứ ai về, sen lại nở
Trăg xưa bát ngát nước sông Hương

Em chính là hoa giữa các hoa
Trăm hoa riêng đẹp một loài hoa
Mà thôi, chẳng biết hoa năm ấy
Biết có gần nhau hay đã xa ?

Gió bay vạt áo lúc qua cầu
Tiếng hát Nam Bình nức nở đau
Mỗi độ xuân về càng nhớ Huế
Thời gian mới biết chảy qua mau.